Khi lập trình chúng ta thường tự tạo các hàm riêng của chính mình, điển hình là các hàm trong các class Utils. Chúng ta thường phải tạo ra các file này, muốn di chuyển qua các project, luôn phải copy file đó. Tốt hơn thì build ra các file jar (trong java) rồi gửi qua nhau. Cách làm này khá thủ công. Ở các công ty lớn để quản lý các thư viện chung nay, người ta thường tạo ra các Repository riêng để lưu trữ và quản lý giống như khi chúng ta tải các thư viện trên kho quản lý maven.
Điều này quá dễ ràng và thuận tiện. Tuy nhiên đây là Repository chung, sẽ không còn bảo mật, chính vì vậy các công ty thường tự cài đặt Repository riêng, bảo mật hơn rất nhiều. Trong bài hôm nay, mình sẽ giới thiệu Repository mà bên mình đang sử dụng là Sonartype Nexus.
=> Nexus Repository Manager là một công cụ dùng để lưu trữ các thư viện dependencies mà chúng ta cần để sử dụng trong các dự án. Nó hỗ trợ repository cho rất nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau từ Java cho tới .NET, từ Python cho tới Ruby.
Đầu tiên, các bạn hãy vào địa chỉ sau https://help.sonatype.com/repomanager3/download để download phiên bản mới nhất của Nexus Repository Manager. Tuỳ vào hệ điều hành mà các bạn đang sử dụng thì hãy download phiên bản cho phù hợp nhé.
Ở đây, mình đang sử dụng macOS nên mình sẽ lựa chọn download OSX archive. Sau khi download xong, hãy giải nén tập tin này ra.
Để cài đặt Nexus Repository Manager, việc chúng ta cần làm đơn giản chỉ là vào thư mục bin của thư mục của Nexus rồi sử dụng câu lệnh sau để start nó lên:
1 | ./nexus run |
Kết quả:
Nếu các bạn muốn chạy ngầm Nexus Repository Manager thì có thể sử dụng câu lệnh start với nohup, như sau:
1 | nohup ./nexus run & |
Sau khi khởi động xong thì các bạn có thể truy cập vào Nexus Repository Manager với URL sau:
Đây là trang chào mừng của Nexus Repository Manager. Để bắt đầu làm việc với nó, các bạn cần đăng nhập vào nó sử dụng tài khoản admin mặc định với user là “admin” và password là “admin123”.
Hãy click vào nút “Sign in” bên trên góc phải của trang chào mừng rồi điền tài khoản mặc định vào các bạn nhé!
Kết quả:
Để vào phần “Server administration and configuration”, các bạn hãy nhấn vào nút răng cưa bên cạnh ô “Search components” các bạn nhé!
Sau khi cài đặt thành công chúng ta có thể đẩy thư viện lên Nexus Repository và sử dụng bằng khai báo dependency. Ví dụ:
<!-- https://mvnrepository.com/artifact/org.json/json --> <dependency> <groupId>org.json</groupId> <artifactId>json</artifactId> <version>20200518</version> </dependency>
You need to login in order to like this post: click here
YOU MIGHT ALSO LIKE