Đó là 1 câu chuyện từ ngày xửa ngày xưa vào năm 2016 khi mà người ta nói về IoT rất nhiều nhưng làm thì rất ít ^^ hoặc họ làm ở đâu đó trong các xưởng thiết kế, nhà máy công nghiệp mà người ngoài ko thể biết được.
Lúc đó mình khá tò mò và muốn hiện thực hóa 1 sản phẩm IoT theo đúng kiến trúc hệ thống, giao thức và quy trình phát triển. Mục đích ko phải là thương mại hóa hay đưa vào ứng dụng cụ thể mà chỉ đơn giản bởi hai chữ Tò Mò. Nếu mua một module tích hợp sẵn hết tất cả chỉ việc lập trình thì đơn giản nhưng không giải quyết được cái chữ tò mò cách làm từ đầu, từ từng module nhỏ lắp ghép vào nhau rồi kết nối đến các dịch vụ đám mây, điện thoại vân vân. Chính vì vậy mình quyết định làm từ đầu lắp ráp từ từng linh kiện nhỏ nhất.
Quãng thời gian đó mình làm việc onsite ở Nhật nên tranh thủ dịp về VN thăm gia đình chạy ra chợ giời và 1 số shop chuyên để mua những linh kiện, cảm ứng, bảng mạch, dây nối cần thiết, mỗi cái 1 ít vì cũng ko cần nhiều và ko mang lên máy bay hết được. Ngay cả kệ đặt là 2 tấm nhựa trong mica và 4 chân kệ mình cũng chạy ra cửa hàng chuyên cắt lắp bàn ghế nhựa đặt họ làm và khoét các lỗ cần thiết tạo thành 1 kệ 2 tầng tương ứng với việc thể hiện 2 khối thiết bị IoT ở edge và hub khác nhau.
Ở trên là hình ảnh của sản phẩm prototype, nhìn hơi thô nhưng thật và cũng cố gắng lắp ngay ngắn thẳng hàng lối.
Còn dưới đây là sơ đồ implementation của bản prototype phía trên kèm các linh kiện thiết bị mà mình đã sử dụng.
Kiến trúc hệ thống theo view logic mà mình hình dung hồi đấy là như dưới giờ không biết thế nào, có lẽ người ta chuộng kiến trúc dạng Edge Computing hơn vì gọn gàng dễ triển khai và đặc biệt nhất là phản ứng nhanh.
Sau khi hoàn thiện và tự ngắm 1 mình ở nhà chán quá thấy ông bạn, ông anh nào qua chơi cũng đem ra khoe và chém gió ^^ thì cũng có 1 ông anh công nghệ tính cũng hâm hâm dở hơi giống mình gợi ý:
“Chú máu ko, hoàn thiện đi rồi cho cty mượn làm demo sản phẩm IoT đại diện cty ở hội chợ IoT Expo 2016 sắp tới, nó tổ chức ở Tokyo Big sight đẹp đấy.”
Được nhời như cởi tấm lòng, chiến thôi :).
Và đây là hình ảnh của Tokyo Big sight.
Và đây là ngưỡi mẩu bên trong tòa triển lãm đó, chắc các bạn đã biết hắn là ai.
Nói về công năng của cái hệ thống này thì rất đơn giản và phổ thông.
(1) Các sensor vệ tinh đánh hơi sự rò rỉ ga trong nhà máy có nhiều phân xưởng.
(2) Dữ liệu thu thập dc của cụm Sensor devices sẽ dc tổng hợp gửi đến Hub devices qua đường truyền Bluetooth BLE.
(3) Mức độ rò rỉ sẽ dc làm mịn cộng đánh giá realtime ở Hub devices (1 dạng edge computing) và lập tức ngắt gas nếu mức nguy hiểm khẩn cấp. (HOT level)
(4) Dữ liệu đã dc làm mịn sẽ định kỳ gửi từ Hub devices lên Cloud (AWS IoT), lưu trữ trong Dynamo DB và ElasticSearch thông qua đường truyền Wifi Internet.
(5) Dùng các dịch vụ phân tích dữ liệu để đánh giá mức độ rò rỉ (so với ngưỡng và so với giá trị trung bình trong lịch sử) nếu phát hiện bất thường thì ra tín hiệu ngắt gas và gửi ngược về Hub devices để ngắt gas. (WARM level)
(6) Các biểu đồ phân tích, dashboard sẽ dc truyền về và hiển thị ở hệ thống quản trị CMS và Smartphone. (đường Internet)
(7) Người quản trị có thể theo dõi dashboard và nếu có sự bất thường có thể nhấn nút trên Smartphone để truyền tín hiệu đến Hub devices để ngắt gas. (COLD level)
Nói về công sức bỏ ra để làm chắc cỡ khoảng 3 tháng liên tục thức đêm cỡ 3h sáng ở nhà (ban ngày vẫn đi làm cty bình thường) cộng N lần tháo lắp linh kiện, code thử đọc, truyền tín hiệu và tích hợp với IoT Cloud, Smartphone tuy hơi mệt vẫn khá hào hứng mỗi khi chạy được. Mặc dù không kiếm được đồng nào trong khi bỏ khá nhiều chi phí, effort nhưng cũng thấy vui vui vì không bị bỏ xó mà còn mang được ra demo ở 1 hội chợ có tiếng tại Nhật Bản. Tiết lộ nhỏ trong 3 sản phẩm cty đem ra demo chỉ có cái này chạy ổn định và nhạy nhất còn lại 2 sản phẩm kia lúc được lúc không nên team Marketing cũng tập trung nói về sản phẩm này nhiều hơn chút :))).
Điều mình muốn nói cuối cùng là hãy giữ được sự Tò Mò, không chỉ học mà bắt tay vào làm, ko ai đưa cho việc, chỉ cho làm thì tự bịa, và làm gì cũng phải làm cho ra output cụ thể chứ đừng chém gió, vuốt đuôi rồi bạn sẽ đc hưởng trái ngọt ở một lúc nào đó.
You need to login in order to like this post: click here
YOU MIGHT ALSO LIKE