Get in touch
or send us a question?
CONTACT

Tư duy phản biện (phần 2)

V. Rèn luyện và phát triển tư duy phản biện

IV. Rèn luyện và phát triển tư duy phản biện

1. Tích cực trau dồi kiến thức

Người nắm nhiều thông tin chắc chắn là người có lợi thế trong mọi cuộc tranh luận. Tuy nhiên, ở đây không nhấn mạnh việc “chiến thắng” khi tranh luận mà tập trung vào tinh thần tích cực trau dồi kiến thức.

Bạn không chỉ tìm tòi, học hỏi kiến thức chuyên ngành hoặc thông tin liên quan trực tiếp đến vấn đề cần giải quyết mà còn phải luôn chú ý quan sát, thu thập mọi thông tin bạn cho là hỗ trợ bản thân trong một tình huống nào đó. Nếu nắm rõ nhiều thông tin thì trong các cuộc phản biện, bạn sẽ là người có ưu thế và dễ thuyết phục người khác. 

2. Có một tầm nhìn khách quan

Để phản biện và đưa ra ý kiến đóng góp đúng đắn, được mọi người đồng thuận thì bạn cần có một cái nhìn khách quan về vấn đề, không chỉ suy nghĩ theo ý kiến chủ quan và cảm xúc hay cái tôi của bản thân. Tuy nhiên, con người chúng ta thường dễ mắc phải lỗi chỉ nghĩ theo hướng của bản thân mà bỏ qua các ý kiến đóng góp từ người khác. Do đó, cần phải luyện tập kỹ năng lắng nghe, suy xét từ nhiều khía cạnh khác nhau trong mọi vấn đề.

3. Tập đặt câu hỏi, đưa ra giả định

Một vấn đề luôn luôn có nhiều khía cạnh khác nhau và những góc khuất mà nếu chúng ta chỉ suy nghĩ sơ qua thì sẽ không tìm ra được. Do đó, bạn nên tập đặt những câu hỏi mở, câu hỏi đào sâu và đưa ra giả định, tự trả lời để nhận ra những yếu tố quan trọng. Chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những điều mình tìm ra sau khi tự trả lời các câu hỏi đó.

4. Xem xét lại vấn đề nhiều lần

Sau khi đã đưa ra những ý kiến và nhận định riêng bạn lên xem xét lại vấn đề nhiều lần, lật lại vấn đề từ nhiều khía cạnh khác. Khi xem xét như vậy nhiều lần thì bạn có thể bổ sung những ý quan trọng hoặc tìm ra lỗ hổng của những suy nghĩ, lập luận trước đó. Nếu không xem xét kỹ thì người khác sẽ tìm thấy những điểm có thể phản bác lại ý kiến của bạn.

5. Kết luận dựa trên tình hình thực tế

Trong quá trình tư duy phản biện, bạn có thể sẽ gặp phải nhiều ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, trước những phản bác đó bạn hãy bình tĩnh và phân tích lại vấn đề một lần nữa theo hướng thực tế, không bị chi phối bởi suy nghĩ của người khác hay của chính bản thân. Khi xem xét sự việc và đưa ra kết luận dựa trên thực tế thì khi triển khai ý tưởng sẽ không gặp quá nhiều khó khăn. Chúng ta cũng cần lưu ý không kết luận vấn đề theo cảm tính vì nó không chỉ khiến tư duy và kiến thức của bạn bị sai lệch mà còn khiến bạn không được người khác đánh giá cao.

6. Sử dụng sơ đồ hóa ý kiến

Để nhận biết rõ hơn về một vấn đề, sau khi đã tổng hợp đầy đủ các thông tin cần thiết, bạn có thể xây dựng một sơ đồ trên giấy hoặc trong đầu. Nêu ra chính xác vấn đề bằng các câu hỏi 5W-1H Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Tại sao? Như thế nào? Sau đó, dựa trên những cơ sở khoa học và suy nghĩ logic, hãy liệt kê từng câu trả lời. Từ đó rút ra kết luận và nguyên nhân cho vấn đề đang nghiên cứu.

7. Quy trình cải thiện tư duy phản biện

– Xác định vấn đề, đặt câu hỏi: Đầu tiên bạn phải xác định rõ vấn đề và câu hỏi chính cho vấn đề này. Vấn đề càng rõ ràng, càng thu hẹp thì càng dễ cho bạn tìm ra câu trả lời và giải pháp. Hãy tận dụng tối đa khả năng quan sát, nhận định để xác định chính xác vấn đề.

– Thu thập dữ liệu, ý kiến và lập luận: Sau khi đã xác định vấn đề, bạn cần tìm kiếm thật nhiều thông tin liên quan đến vấn đề và thu thập nhiều ý kiến, lập luận khác nhau để có cái nhìn toàn diện về vấn đề. Nên lựa chọn những nguồn đáng tin cậy, có uy tín để thu thập được thông tin chất lượng.

– Phân tích và đánh giá dữ liệu: Dữ liệu thu thập về đôi khi là rất nhiều, không phải dữ liệu nào cũng quan trọng. Vì vậy trong bước này bạn cần đánh giá và lựa chọn cơ sở dữ liệu quan trọng, liên quan trực tiếp với vấn đề, nhìn nhận lại các ý kiến đánh giá có đúng hay không.

– Xác định các giả định: Dựa trên dữ liệu đã phân tích, bạn có thể đưa ra những giả định cho cách giải quyết vấn đề. Trong bước này, bạn có thể tận dụng tối đa tư duy logic và sáng tạo để suy nghĩ ra nhiều giả định khác nhau.

– Xác lập ý nghĩa cho từng giả thuyết: Các giả định đã đưa ra thì bạn cần xem xét lại về ý nghĩa của chúng, giả thuyết nào có khả năng đem lại kết quả tốt nhất trong hoàn cảnh hiện tại. Bạn cần xác lập cho từng giả thuyết đã lập ra, không nên bỏ sót giả thuyết nào.

– Đưa ra quyết định/ đi đến kết luận: Đây là bước quan trọng nhất vì nó mang tính quyết định. Bạn cần xem xét lại toàn bộ vấn đề, hoàn cảnh, môi trường xung quanh và các giải pháp đã đưa ra một lần nữa, xác định ưu nhược điểm của từng giải pháp. Cuối cùng là kết luận về vấn đề gốc rễ và đưa ra giải pháp tốt nhất.

– Bày tỏ quan điểm cá nhân: Để ý kiến của bạn được mọi người công nhận thì hãy chuẩn bị thật kỹ trong đầu về những điều mình tin là đúng, chuẩn bị cách trả lời cho các câu hỏi phản biện. Và hãy mang tâm thế tự tin, trình bày rõ ràng, không e sợ để thuyết phục người khác.

VI. Tổng hợp sách hay về tư duy phản biện

V. Tổng hợp sách hay về tư duy phản biện

1. Cẩm nang tư duy phản biện: Khái niệm và công cụ

Đây là một cuốn sách nằm trong bộ sách tư duy gồm 6 cuốn của Richard Paul và Linda Elder. Cuốn sách chỉ vỏn vẹn 46 trang nhưng khi đọc nó bạn sẽ khám phá tư duy phản biện trong một thế giới đầy thú vị.

Bên cạnh đó, những triết lý sắc sảo và những quy tắc áp dụng sẽ giúp bạn có một cái nhìn toàn diện hơn về tư duy phản biện. Cuốn sách này khá khó vì những triết lý về tư duy nói chung và tư duy phản biện nói riêng được trình bày hơi trừu tượng. Tuy nhiên nếu bạn thực sự hiểu rõ bản chất của tư duy phản biện thì đây là một cuốn sách rất đáng đọc.

2. Tư duy nhanh và chậm – Thinking fast and slow

Tư duy nhanh và chậm – Thinking fast and slow là một tác phẩm khoa học rất nổi tiếng nói về tính hợp lý và phi lý của con người trong tư duy được viết bởi Daniel Kehlmann. Cuốn sách được chia làm hai phần tương phản nhau là: tư duy nhanh và tư duy chậm vô cùng thú vị.

Tư duy nhanh được sử dụng thường xuyên, tự động, mang tính rập khuôn, cảm tính. Tư duy chậm ít khi được sử dụng, thường dùng logic và ý thức. Sau khi đọc xong cuốn sách này, bạn sẽ có thể sẽ nhận ra bản thân mình là người tư duy nhanh hay chậm, tư duy cảm tính hay khách quan, mình có khả năng tư duy phản biệt không. “Tư duy nhanh và chậm” đã đạt được rất nhiều bình chọn cho các giải thưởng lớn về sách khoa học quốc gia.

3. Lối mòn của tư duy cảm tính

Cuốn sách này được viết bởi Ori Brafman và Rom Brafman. Trong cuốn sách này, tác giả đang muốn cảnh báo về tình trạng báo động của phương pháp tư duy nói chung và tư duy phản biện nói riêng.

Đã bao nhiêu lần trong đời, bạn đưa ra những quyết định theo cảm tính và dựa trên ý kiến chủ quan? Nếu bạn nhận thấy mình đã từng quyết định theo cách đó nhiều lần thì đây là cuốn sách bạn nên đọc. Nó nêu ra những nhận định khách quan giải thích cho hàng loạt hành vi cảm tính của con người.

Đồng thời, giới thiệu về các phương pháp giúp chúng ta hạn chế và loại bỏ những tác động tiêu cực của lối tư duy này. Sau khi đọc xong cuốn sách, bạn sẽ hiểu rõ những yếu tố chủ quan nào đang tác động đến quyết định của mình để chú ý đưa ra quyết định đúng đắn, khách quan hơn cho cuộc đời mình.

4. Tư duy phản biện: Công cụ để đảm đương công việc và cuộc sống

Cuốn sách này được viết bởi Richard W. Paul và Linda Elder. Đây là hai nhà tư vấn tâm lý nổi tiếng, đồng thời cũng là nhà sáng lập Center for Critical Thinking (Trung tâm Tư duy phản biện). Nội dung cuốn sách nói về việc sử dụng hiệu quả và phát triển khả năng tư duy phản biện để hoàn thiện bản thân, khám phá cơ hội và giảm thiểu những quyết định sai lầm trong cuộc sống.

Cuốn sách cũng khuyến khích bạn hãy luôn đặt câu hỏi để hoàn thiện bản thân trong từng công việc, mọi lĩnh vực trong đời sống. Đọc xong cuốn sách, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn khi đưa ra những quyết định có thể thay đổi cuộc đời bạn.

5. Đặt câu hỏi đúng: Dẫn lối tư duy phản biện

Đặt câu hỏi thoạt nghĩ là một việc khá đơn giản nhưng để đặt được câu hỏi đúng, có thể đào sâu vấn đề thì nó không hề dễ. Đặt ra những câu hỏi đúng giúp con người thu hẹp khoảng cách giữa việc chỉ ghi nhớ, chấp nhận thông tin với thực sự tìm hiểu cách thức của vấn đề.

Vậy để biết được là thế nào để đặt được câu hỏi đúng thì cuốn sách này có thể giúp bạn mở ra một lối suy nghĩ mới để đặt câu hỏi nhằm khám phá các thành phần của lập luận như vấn đề, kết luận, lý do, bằng chứng, giả định, ngôn ngữ.

VII. Ví dụ về tư duy phản biện

Ví dụ về tư duy phản biện

– Thực hành tự suy ngẫm

Hãy phân tích quá trình suy nghĩ của bạn trước khi đưa ra quyết định. Thói quen này sẽ giúp bạn cải thiện cách tiếp nhận và xử lý thông tin. Hãy tập đặt câu hỏi hỏi bản thân tại sao bạn lại hành động theo cách này trong tình huống này thay vì hành động theo cách khác. Hoặc thử đánh giá một quyết định mới hoàn toàn để tìm ra những cách giải quyết có thể mang lại kết quả tốt hơn, thay cho những cách xử lý cũ trong tình huống bạn đã gặp phải.

– Tự đánh giá những đóng góp của bạn cho các mục tiêu của công ty

Nếu công ty của bạn đã đặt ra mục tiêu, hãy thể hiện tư duy phản biện bằng cách đánh giá đóng góp của bạn và trình bày các phương án nhằm cải thiện hiệu suất của bạn. Ví dụ: bạn có thể liệt kê tất cả những công việc bạn đang đóng góp và tác động của chúng đối với tiến độ chung của team. Sau đó, bạn sẽ đề xuất các ưu tiên có ích cho một số task liên quan, hoặc nêu ra những ý tưởng mới thêm vào mà bạn nghĩ sẽ hữu ích cho công việc.

Bài viết có nguồn từ: https://vieclam.thegioididong.com/tin-tuc/tu-duy-phan-bien-vai-tro-va-phuong-phap-ren-luyen-hieu-qua-397#qmenu5