Get in touch
or send us a question?
CONTACT

Tư duy phản biện (phần 1)

I. Tư duy phản biện là gì?

I. Tư duy phản biện là gì?

1. Khái niệm tư duy phản biện

Tư duy phản biện hay critical thinking là khả năng suy nghĩ rõ ràng, hiểu rõ mối liên hệ hợp lý giữa các ý tưởng và có lập luận đúng đắn về những điều bạn đang tin. Tư duy phản biện gồm khả năng vận dụng suy nghĩ độc lập (independent thinking) và suy nghĩ phản chiếu (reflective thinking), có nghĩa là khả năng giữ vững suy nghĩ, lập trường và phản xạ, phản ánh những suy nghĩ trái chiều. 

2. Đặc điểm tư duy phản biện

Người có tư duy phản biện thường có khả năng hiểu sự gắn kết logic giữa các quan điểm, nhận dạng, phát triển và đánh giá các lập luận, tìm ra những sự không nhất quán và lỗi sai phổ biến trong cách lập luận. Nhờ đó họ có thể giải quyết vấn đề một cách có hệ thống, nhận dạng sự liên quan và tầm quan trọng của các ý tưởng, xem xét cách lập luận và sự đúng đắn trong quan điểm, niềm tin của người khác.

Một đặc điểm cần lưu ý về tư duy phản biện đó là nó không chỉ là việc tích lũy, ghi nhớ thông tin. Người có trí nhớ tốt và hiểu biết nhiều chưa chắc có tư duy phản biện tốt nhưng người có tư duy phản biện tốt sẽ có khả năng sử dụng thông tin để giải quyết vấn đề, suy luận ra hệ quả, đồng thời tìm kiếm những nguồn thông tin liên quan để tăng hiểu biết của mình về vấn đề đó.

Tư duy phản biện không phải là thích tranh cãi, chỉ trích người khác hay vạch trần những thiếu sót và sai lầm trong lập luận. Những kỹ năng này, về mặt tích cực, giúp chỉ ra những điểm thiếu sót, các khía cạnh khác nhau giúp mọi người hiểu rõ vấn đề bằng những lập luận quan trọng, đưa ra góp ý mang tính xây dựng. 

3.  2 loại tư duy phản biện phổ biến

– Tư duy phản biện tự điều chỉnh: tư duy phản biện tự điều chỉnh là quá trình bản thân tự tranh luận với những quan điểm của chính mình trong nội tâm. Trước một vấn đề nào đó, mỗi người đều sẽ có những suy nghĩ riêng và ý kiến chủ quan, những ý kiến đó có thể đúng, hoặc sai. Và người có tư duy phản biện tự điều chỉnh sẽ tự mình đánh giá, phản bác lại các ý kiến đó để tự hoàn thiện và đưa ra ý kiến phản biện mà bản thân cảm thấy hoàn chỉnh nhất. 

– Tư duy phản biện ngoại cảnh: tư duy phản biện ngoại cảnh là việc đưa ra những ý kiến, suy nghĩ khách quan bản thân cho là đúng đắn để phản biện với những ý kiến sai lệch về vấn đề. Trong bất kỳ một cộng đồng, tập thể nào thì mỗi cá thể cũng sẽ có cách suy nghĩ, lập luận khác nhau. Từ đó, xuất hiện nhiều quan điểm, ý kiến trái chiều, có ý kiến đúng và có ý kiến có thể sẽ lệch đi so với chân lý.

Tư duy phản biện ngoại cảnh giúp chúng ta biết tổng hợp, đánh giá tổng thể ý kiến, quan điểm của người khác một cách khách quan từ đó giải quyết vấn đề một cách đúng đắn nhất mà không phải theo ý kiến chủ quan của bản thân.

II. Tầm quan trọng tư duy phản biện

II. Tầm quan trọng tư duy phản biện

– Tư duy phản biện cần thiết cho mọi lĩnh vực: Bất kể bạn làm trong ngành nghề, lĩnh vực nào thì khả năng tư duy phản biện cũng rất quan trọng và cần thiết. Bởi vì khả năng suy nghĩ rõ ràng, đưa ra lập luận sắc bén có thể giúp các vấn đề được giải quyết đúng đắn. Có thể coi đó là “tài sản” quý giá, yếu tố cần có để trở thành leader giỏi. Đặc biệt, nếu làm việc trong lĩnh vực giáo dục, tài chính, quản trị hay pháp lý, thì tư duy phản biện hiển nhiên cực kỳ quan trọng.

– Tư duy phản biện thúc đẩy nền kinh tế tri thức: Nền kinh tế mới với sự phát triển của công nghệ thông tin (IT) đặt ra những nhu cầu ngày càng tăng vào kỹ năng tư duy của con người. Cụ thể là khả năng tư duy phản biện, vận dụng trí óc linh hoạt, phân tích thông tin, tích hợp các nguồn kiến thức đa dạng vào giải quyết vấn đề. Những kỹ năng này giúp con người liên tục tạo ra những cải tiến mới, thúc đẩy phát triển nền kinh tế hiện đại.

– Tư duy phản biện cải thiện các kỹ năng thuyết trình và ngôn ngữ: Việc nói hoặc kỹ năng thuyết trình đơn giản là việc sắp xếp từ ngữ và diễn đạt ra bằng lời nói. Tư duy phản biện hay suy nghĩ rõ ràng, có hệ thống có thể cải thiện cách mà chúng ta diễn đạt các ý tưởng và phân tích cấu trúc logic của văn bản. Nó giúp chúng ta tăng khả năng trình bày, diễn đạt và hiểu rõ những gì đã được viết.

– Tư duy phản biện thúc đẩy sáng tạo: Sáng tạo không chỉ là suy nghĩ ra các ý tưởng mới lạ, chưa từng có trước đây. Mà ý tưởng sáng tạo cần phải hữu ích, liên quan đến vấn đề cần giải quyết và không có nhiều rủi ro khi áp dụng. Tư duy phản biện đóng vai trò cốt lõi trong việc đánh giá các ý tưởng mới, lựa chọn những ý tưởng tốt nhất và điều chỉnh nếu cần thiết để ý tưởng sáng tạo được hoàn hảo hơn. Vì thế, có một phương pháp rèn luyện tư duy sáng tạo tốt sẽ thúc đẩy sự phát triển của tư duy phản biện và cải thiện hiệu quả công việc.

– Tư duy phản biện giúp phản chiếu bản thân (self-reflection): Để kiểm soát, làm chủ cuộc sống và làm nó trở nên có ý nghĩa thì chúng ta luôn cần có mindset của mình và tỉnh táo khi ra quyết định. Tư duy phản biện sẽ giúp chúng ta nhìn nhận bản thân một cách khách quan từ những góp ý của người khác, nhờ đó điều chỉnh bản thân theo hướng tốt hơn.

III. Kỹ năng cần có trong tư duy phản biện

– Kỹ năng quan sát: Quan sát là bước đầu tiên để nhận diện mọi vấn đề, người quan sát tốt có thể nhanh chóng cảm nhận và xác định vấn đề nhờ những chi tiết, sự vật, sự việc mình để ý và nhìn thấy. Đây là một trong những kỹ năng mềm giúp chúng ta dễ dàng hiểu được các khả năng và nguy cơ có thể xảy ra, bước đầu đưa ra phán đoán, dự đoán vấn đề để hình thành lối suy nghĩ và ý kiến riêng của bản thân. 

– Kỹ năng phân tích: Khi đã quan sát đầy đủ các khía cạnh, sự vật, sự việc và xác định vấn đề trọng tâm thì kỹ năng phân tích là rất quan trọng. Kỹ năng này giúp bạn tìm ra những thông tin quan trọng, liên quan trực tiếp đến vấn đề, loại bỏ thông tin không liên quan một cách khách quan, không thiên vị. 

Kỹ năng cần có trong tư duy phản biện

– Kỹ năng suy luận: Suy luận cũng là một kỹ năng quan trọng trong tư duy phản biện, nó giúp bạn đưa ra kết luận về những thông tin bạn đã tổng hợp và phân tích. Người có kỹ năng suy luận có thể phát triển câu trả lời từ những thông tin hạn chế mình có được, từ đó nhanh chóng đưa ra kết luận để trình bày với người khác.

– Kỹ năng giao tiếp: Mọi nỗ lực phân tích, suy luận vấn đề của bạn đều sẽ trở thành vô nghĩa nếu bạn không biết cách trình bày rõ ràng, thuyết phục với người khác. Vì vậy mà trong tư duy phản biện, kỹ năng giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng, nhất là trong các buổi họp ý tưởng, tìm ra giải pháp xử lý vấn đề. Nếu muốn ý kiến phản biện của mình được mọi người nhìn nhận, xem xét thì bạn cần luyện tập khả năng giao tiếp. Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp tốt là công cụ hữu hiệu để rèn luyện kỹ năng đàm phán.

– Kỹ năng giải quyết vấn đề: Sau khi đã nhìn nhận, phân tích, suy luận và nghĩ ra các giải pháp thì tiếp theo bạn phải biết cách chọn ra một hoặc một vài phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề. Với kỹ năng giải quyết vấn đề, bạn phải lựa chọn phương án thiết thực, rõ ràng các bước, khách quan, được mọi người hiểu và đồng tình. Nếu biết giải quyết tốt vấn đề thì những ý kiến phản biện của bạn sẽ được mọi người dễ dàng đồng thuận.

IV. Các rào cản khi xây dựng tư duy phản biện 

– Thói quen hằng ngày: thói quen là thứ được lặp đi lặp lại hằng ngày và quyết định lối sống trong tương lai của bạn. Con người thường có thói quen nhìn nhận vấn đề một cách vội vàng, không nhìn thấu được bản chất bên trong. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng tư duy phản biện  vì bạn không thể suy nghĩ logic, thấu hiểu và đưa ra những lập luận đúng đắn. Để loại bỏ rào cản này, bạn phải học cách nhìn nhận vấn đề từ nhiều hướng, đối mặt với nó, suy nghĩ thận trọng để tìm ra phương pháp tốt nhất. Nên tập luyện cách làm này thường xuyên để biến nó thành một trong những thói quen tư duy của bạn.

– Sự kiêu căng: sự kiêu căng sinh ra khi một con người đạt được thành công, có vị thế, có sức ảnh hưởng và đem những kiến thức, hiểu biết đó để biến mình trở thành kẻ ngạo mạn. Sự kiêu căng thể hiện ở thái độ kiêu kỳ, ngạo mạn, không sẵn sàng lắng nghe, không sẵn sàng tiếp thu vì nghĩ mình đã có quá đủ. Điều này sẽ cản trở quá hình hình thành và phát triển tư duy phản biện vì bạn không thể tiếp nhận thêm tri thức, không có khả năng suy nghĩ thấu đáo, tư duy logic. Để khắc phục, bạn nên hạ thấp cái tôi của mình xuống, luôn tỏ ra điềm đạm, không tự kiêu, luôn giữ vững lập trường nhưng không cô lập mình. 

– Sự bảo thủ: sự bảo thủ trong suy nghĩ là nguyên nhân cản trở khả năng tư duy phản biện. Người bảo thủ luôn từ chối lắng nghe, từ chối tiếp thu và luôn cho rằng suy nghĩ, lập luận của mình là đúng. Điều này khiến cho nhiều buổi trò chuyện tâm sự có thể biến thành cuộc tranh cãi nảy lửa. Bảo thủ không xấu nhưng bảo thủ sẽ khiến bạn cô lập mình với thế giới xung quanh, đắm chìm trong tư duy sai lệch và không tiến bộ được. Vì thế, khi gặp bất cứ vấn đề gì, đừng khăng khăng mình đúng, hay suy nghĩ theo nhiều chiều hướng khác nhau để phát triển tư duy phản biện.

Các rào cản khi xây dựng tư duy phản biện

– Bản chất lười biếng: trở ngại tiếp theo khi rèn luyện tư duy phản biện là sự lười biếng. Một khi bạn lười, bạn sẽ không muốn suy nghĩ, tranh luận về bất kỳ vấn đề gì. Dần dần, sự lười biếng sẽ trở thành tính lười nhác, trốn tránh trách nhiệm, thiếu tự tin. Lâu dần, bạn sẽ không còn muốn suy nghĩ quá nhiều, không muốn tư duy, phó mặc cho người khác. Nguyên nhân một phần có thể đến từ sự bảo bọc của gia đình hay là do thói quen hàng ngày của bạn. Vì thế, hãy rèn luyện tư duy phản biện bằng cách suy nghĩ nhiều hơn, tự tin đối diện với mọi vấn đề trong cuộc sống. 

– Tư duy “bầy đàn”: tư duy bầy đàn khiến con người bị giới hạn trong một phạm vi mà không thể thoát ra. Vì khi làm theo nhóm, bạn sẽ làm theo cách của người đi trước và tránh những sai lầm có thể xảy ra. Thực tế cho thấy, trong một đám đông, việc có bao nhiêu người đồng ý còn quan trọng hơn bản chất đúng sai của vấn đề. Việc tư duy “bầy đàn” không sai tuy nhiên, lâu dần sẽ đánh mất tố chất riêng của mỗi cá nhân, người trong nhóm sẽ ngại sự khác biệt. Nguyên nhân một phần là do bạn chưa đủ tự tin, chưa thực sự tin tưởng vào năng lực bản thân của mình, do thói quen học theo người khác, lười biếng suy nghĩ, lười đổi mới. 

Còn tiếp …

Bài viết được trích dẫn từ trang: Tư duy phản biện: Vai trò và phương pháp rèn luyện hiệu quả