Database – cơ sở dữ liệu là một tập hợp có tổ chức các thông tin có cấu trúc hoặc dữ liệu, thường được lưu trữ trong một hệ thống máy tính và được kiểm soát bởi hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (DBMS). Mỗi database sẽ được tạo ra theo những cách khác nhau, mỗi loại đều có những đặc điểm riêng và thích hợp với từng nhu cầu nghiệp vụ cụ thể. Vì thế việc lựa chọn loại cơ sở dữ liệu phù hợp với dự án ngay từ ban đầu là điều vô cùng quan trọng.
Để các bạn có thể đưa ra được lựa chọn đúng đắn cho quá trình phát triển sản phẩm sắp tới của mình, bài viết hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu ưu và nhược điểm của các loại Database phổ biến hiện nay nhé.
Trước tiên chúng ta cùng thống nhất với nhau về khái niệm database – cơ sở dữ liệu được nhắc đến trong bài viết này.
Một database sẽ được kiểm soát bởi một hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS – Database Management System) và liên kết với các ứng dụng thông qua các lời gọi truy vấn. Một cấu trúc như trên được gọi là một hệ thống cơ sở dữ liệu. Việc phân loại Database cũng đồng nghĩa với việc phân loại một hệ thống cơ sở dữ liệu đi cùng, vì vậy trong khuôn khổ bài viết này chúng ta cùng hiểu với nhau về phạm vi rộng hơn khi nhắc đến database nhé.
Cơ sở dữ liệu quan hệ (RDBMS – Relational Database Management System) là một trong những mô hình dữ liệu được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Dữ liệu được lưu dưới dạng bảng với dòng và cột tạo thành các ô lưu trữ từng giá trị cụ thể, dữ liệu giữa các bảng cũng có mỗi liên kết (quan hệ) với nhau theo các thiết lập có sẵn. Dữ liệu sẽ được quản lý thông qua ngôn ngữ truy vấn cấu trúc SQL được chuẩn hóa đảm bảo tính thống nhất và đáng tin cậy. Một số CSDL quan hệ nổi tiếng có thể kể đến như Oracle, MySQL, MS Server, PostgreSQL.
Ưu điểm của CSDL quan hệ:
Nhược điểm:
CSDL hướng đối tượng (OODB – Object Oriented Database) là CSDL dựa trên lập trình hướng đối tượng (OOP). Nó biểu diễn dữ liệu dưới dạng các đối tượng (object) và lớp (class), có thể quản trị nhiều kiểu dữ liệu phức hợp như âm thanh, hình ảnh,… Các đối tượng được phân cấp rất rõ ràng, mỗi cấp được gọi là một lớp dữ liệu. Những hệ quản trị CSDL loại này như ODBMS (Object Database Management System) hay ORDBMS (Object Relational Management System).
Ưu điểm của CSDL hướng đối tượng:
Nhược điểm:
Tham khảo việc làm MySQL Hồ Chí Minh hấp dẫn
CSDL hướng tài liệu hay Document store thực hiện việc lưu trữ dữ liệu dưới dạng văn bản như JSON, BSON hay XML. CSDL này không đòi hỏi người dùng tạo bảng nhập liệu, tài liệu trong đó có thể chứa bất kỳ dữ liệu nào. Để quản trị dữ liệu, các hệ quản trị CSDL loại này sẽ tạo ra các cặp khóa – giá trị (key-value) cùng với việc đính kèm các metadata (thông tin đi kèm) để giúp cho việc truy vấn dữ liệu trở nên dễ dàng hơn. Những hệ quản trị CSDL hỗ trợ loại này như MongoDB hay Couchbase.
Ưu điểm của CSDL hướng tài liệu:
Nhược điểm:
Key – value (khóa – giá trị) là kiểu lưu trữ đơn giản nhất trong các loại CSDL NoSQL, các hệ quản trị CSDL NoSQL sử dụng key (một chuỗi giá trị duy nhất) liên kết với giá trị (value) dưới dạng văn bản hoặc các tập dữ liệu phức tạp hơn. Các loại giá trị có thể được hỗ trợ như: JSON, XML, HTML, nhị phân, hình ảnh, video, … Một số hệ quản trị CSDL dạng này có thể nhắc đến là Redis hay Memcached.
Ưu điểm của CSDL key-value:
Nhược điểm:
You need to login in order to like this post: click here
YOU MIGHT ALSO LIKE